Sunday, October 27, 2013

Kỹ thuật nuôi gà tre theo độ tuổi

Gà tre là một trong những con vật nuôi được nhiều người ưa chuông bởi dáng nhỏ nhắn, bộ lông sặc sỡ. Chính vì vậy, gà tre đã có mặt trong danh sách những con vật nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, để nuôi và chăm sóc gà tre là điều không đơn giản. Dưới đây là những kỹ thuật chăm sóc gà tre theo từng độ tuổi:
1. Giai đoạn từ mới nở cho đến 1 tháng tuổi
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng cho sự phát triển của những chú gà trong tương lai cho nên chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo các tài liệu khoa học của Viện chăn nuôi, Khuyến nông …về hướng dẫn “nuôi gà con”. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi ta cần đặc biệt chú ý các yếu tố sau:
Không nôn nóng cho gà xuống ổ trước 24h sau khi nở. Khi xuống ổ, việc đầu tiên phải cho gà uống nước sạch (có thể pha thuốc úm gà con) sau đó mới cho ăn (ăn sạch) – không nên cho nhiều nhằm mục đích phòng tránh các trường hợp những con gà chưa hấp thụ hết dinh dưỡng của phôi mà đã nạp thêm năng lượng qua đường tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy. Nếu ấp máy thì sau khi nở 24h mới cho ăn.
Đảm bảo nhiệt độ cũng như ẩm độ ở khu vực nuôi úm gà con. Tuyệt đối tránh mưa tạt, gió lùa để gà không bị tiêu chảy và viêm phổi. Vấn đề này tác động rất mạnh đến sự phát triển của gà con và giảm nhẹ công sức trong quá trình chăm sóc rất nhiều.
Gà tre cũng được rao bán trên mạng rất nhiều, các bạn có thể dễ dàng chọn giống và xem hình ảnh trước khi mua:
cach nuoi ga tre da2. Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi
Từ 1 tháng tuổi trở lên, gà con có thể tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù hợp với môi trường sống nên ta có thể cho gà tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn (xuống đất, tắm đất, tắm nắng, tìm thức ăn …) nhưng trước đó phải có giai đoạn chuyển tiếp để làm quen với môi trường mới nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.
Giai đoạn này là giai đoạn mặc áo (gà sẽ mọc đủ lông để che ấm cơ thể). Khi chăm sóc tốt cùng với môi trường thuận lợi gà con sẽ nở mình, bung lông rất dễ thương, cầm trong tay ta có cảm giác như một cục bông gòn.
3. Giai đoạn gà từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi
Đây là giai đoạn thay áo (bỏ lông gà con để thành trai tơ). Gà sẽ trổ mã, trổ hình, tập gáy và phát triển mạnh về giới tính, bộ lông sẽ phát triển liên tục để trở thành “trai tơ sát gái”. Vì thế gà sẽ ăn mạnh, căng diều và tạp ăn vì nó cần rất nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện, nhất là khung hình và bộ lông.
Những con thủ lĩnh, đầu đàn bao giờ cũng lớn hơn và có bộ lông đẹp hơn các con khác vì nó sẽ ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn này nếu gà bị suy thì gần như chúng ta mất đi khả năng có 1 con gà đẹp. Cho nên, cần lưu ý:
- Làm sao cho chúng được ăn đầy đủ như nhau và thân thiện với người.
- Nguồn thức ăn phải đảm bảo dưỡng chất để gà phát triển. (Ngoài cám, lúa, người nuôi thường bổ sung vào khẩu phần của gà: sâu, dế, thịt bò, cá, rau, cỏ, cà chua …).
- Tách nuôi riêng từng con khi cần thiết để gà được nở mình, đâm lông đầy đủ.
- Định kỳ, gà phải được tắm nắng, tắm nước để đảm bảo bộ lông luôn bóng mượt.
4. Giai đoạn gà từ 5 đến 8 tháng tuổi
Đạt được 5 tháng tuổi, con gà cũng đã tương đối có hình để chúng ta dự đoán tương lai. Nhưng lúc này nó lại thường kém ăn do “mê gái” nhưng khung xương và lông hình nó vẫn còn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị chai sượn và đứng lông khi bị nhiễm bệnh hoặc cho theo mái sớm. Vì thế cần chăm sóc kỹ hơn. Có thể phải đút ép nó ăn. Nếu buộc phải cho đạp mái thì mỗi ngày chỉ nên cho đạp một lần và chỉ khi gà đạt được chừng 7 tháng tuổi. Vì sớm hơn thì gà dễ bị suy và tỉ lệ đậu cồ rất thấp.
Đến tháng thứ 8, con gà đã định hình (khung xương, lông hình) và đích thực trưởng thành. Lúc này nó rất sung mãn, căng mình, gần như không thấy nó ăn và khi mình đến gần nó đảo chuồng liên tục.
Cần phải duy trì tốt chế độ ăn uống và phương thức chăm sóc để gà phát triển toàn diện tất cả những phẩm chất tốt vốn có của nó.
5. Giai đoạn từ sau 8 tháng tuổi đến 1 năm
Từ tháng thứ 8 (có thể là tháng thứ 7), gà bắt đầu thay lông chuyền, đâm thêm lông bờm, mã để hoàn thiện bộ lông và nở ngang theo đúng như huyết thống của nó đã mang để bước sang gà mùa.

Kỹ thuật nuôi gà tre đá


Cách nuôi gà tre con
Mùa hè thì không sao, nếu rơi vào mùa đông các bạn nên đầu tư 1 cái bóng đèn khoảng 6W, thắp 24/24h cho gà.
- Nên nuôi gà con trong 1 diện tich nhỏ, tránh nuôi diện tích lớn, trúng gió là nghẹo cổ và nghẹo chân là chuyện thường.
- Gà con nên dải trấu trộn thóc và cám, cho gà uống ít nước, để ở nơi không có gió, nhà bạn nào có trần thì khi nắng đừng dại mang nên cho gà con phơi nhé, xuống là không hiểu vì sao nó chết đâu.
- Nên phòng các bệnh cho gà, uống thuốc phòng bệnh sẽ tránh được nhiều bệnh như dù, đậu.
Cách nuôi gà tre trưởng thành
- Đối với ai có vườn hoặc sân thì không sao, sáng thả gà chiều bắt vào chuồng, đẻ nó tự đẻ, ấp nó tự ấp luôn
- Nhưng đôi với nuôi gà trong truồng, có con gà mái tốt thì nó đẻ rồi ấp, mà không có vấn đề gì cả, chỉ cần cho ăn thóc mỗi ngày.
Nhưng có con gà nhốt trong truồng nó đẻ kém, rồi đẻ xong ăn luôn trứng, cái này là rất nan giải Khi bạn nhốt truồng về vấn đề thiếu canxi thì bạn nên mua bột canxi cho gà lúc đẻ.
Mua tôm, cá, ngô cho gà ăn bổ xung để nó đẻ tốt và đúng ngày.
- Gà nhốt thường hay bị mắc bệnh không ấp .
- Gà mình để trên vườn thì nó đẻ và ấp tốt, nhưng đến khi về nhà nhốt truồng nó lại không ấp.
Bạn nên nuôi gà đẻ vào chuồng có chiều dài khoảng 1m thì tốt, ngang chỉ cần 50 cm là đủ. 1 góc để tổ .
- Cho gà trống ra riêng 1 chuồng và chỉ cho đạp mái 1 ngày 1 lần . cái này cho chắc . bạn có thể cho gà đạp 4 ngày 1 lần cũng không vấn đề, đảm bảo sẽ vẫn có trống . gà mái luôn được nhốt riêng . khi đẻ nó sẽ tự tìm được vào ổ, nếu con nào tự đẻ vào ổ thi con đó chắc chắn sẽ ấp.
Tìm mua gà tre rất dễ, nhưng bạn phải nhớ lựa kỹ và nhớ rõ các hướng dẫn, đừng chỉ tin vào lời người bán nhé. Đây là một trang bán rất nhiều gà tre, bạn có thể liên hệ và đến xem:
http://www.chotot.vn/hà_nội/bán_gà_tre--cần_bán
ky-thuat-nuoi-ga-tre-da

Cách làm con gà có lông đuôi dài hơn
Bạn dùng kéo bấm cắt hình vòng cung ngọn đuôi , cắt 1 ít thôi nhé. 1 tí thôi.khoang 20mm thôi. nó sẽ mọc ra lại và sẽ dài hơn 1 tẹo , mình đã thử nên yên tâm. nhưng kết quả là 1 tí thôi nhé.
Muốn làm con gà không bị mất, đi lạc khi bị xổng, bạn nên cho 1 ít muối vào nước uống. 1 ít đủ để có 1 chút của vị mặn, gà uống quen, về sau dù nó xổng thì nó vẫn sẽ về. vì nó quen vị nước của nhà mình và thằng trộm nào bắt phải thì chắc nó cũng die vì gà không uống nước thôi.
Về gà đẻ. mình có giải thích 1 chút, khi bạn nào mua gà mái, đừng có ham con gà mà người ta bảo là đang đẻ mấy quả, dù con gà có đẻ tốt đến mấy thì hầu như khi về nhà mới nó cũng tịt đẻ để chờ lứa sau. Và khi mua gà mái, khuyến cáo nếu mua gà đẻ rồi chỉ nên mua của người thân hoặc có sự tin tưởng cao. Vì là bạn, bạn có bao giờ bán 1 con gà mái đẻ tốt ấp tốt mà lại bắt mắt không, hiếm lắm đó.

Cách phân biệt chó Alaska và Husky

Mình rất mê hai dòng chó kéo xe trượt tuyết Alaska và Husky. Do muốn mua về một em chó thật ưng ý, mình có nghiên cứu một số bài viết trên mạng để phân biệt hai giống này. 
Rất nhiều chủ đề hướng dẫn trên các diễn đàn nên mình tổng hợp lại thành một bài này. Hy vọng giúp các bạn có thể mua được một em cún ưng ý.
-  Đối với chó baby 2-3 tháng:  Về dáng, mặt alaska luôn to hơn, mõm ngắn to và có điểm stop khá rõ ràng giữa trán. Chân Alaska to hơn và có gấp khủy ở chân trước, chân Husky thẳng đuộc ở 2 chân trước. Toàn bộ thân người y chang nhau,lông cũng có thể giống nhau. 
Bạn ghi nhớ: Mắt của Alaska chỉ có màu nâu đỏ. Nếu có màu xanh là chó bị lai chứ không phải Alaska thuẩn chủng đâu.
- Đối với chó ở tháng thứ 4- 5: Husky rụng lông kinh khủng. Một ngày bạn có thể gom được 1 mớ lông rụng , 1 tuần có thể dồn thành 1 cái gối nằm. 
Riêng Alaska thì lông rụng thưa thớt ít hơn Husky. Trong khoảng thời gian này Alaska sẽ quậy phá bạo hơn Husky, nhưng không hỗn. Trừ trường hợp Alaska thiếu chất mới rụng lông nhiều. Alaska đến khoảng 5 tháng rưỡi đến 6 tháng mới rụng lông vì nó là dòng chó to nên thời gian sinh trưởng chậm hơn.
Đăc biệt; Alas khi được khen thì 2 tai của nó sẽ cụp cụp và tai Alaska nằm cách xa nhau. Còn Husky thì tai nằm gần nhau cao trên đầu. Nói cách khác, tai Husky nằm trên đỉnh đầu, còn Alaska thì nằm phía sau.

- Đối với cho ở tháng thứ 6-7: Alaska thể hiện cân nặng, vóc dáng to hơn Husky, lông dày và dài, xù ra, chân to hơn hẳn Husky, lông đuôi to và bông lên. Alaska thường hay cuộn tròn ngoắc sang trái hoặc phải khi đi. 
Husky lông ngắn, vóc dáng nhỏ hơn, đuôi cũng cong lên nhưng chỉ là cong, ko cuộn tròn ngoắc lên như Alaska. Husky lông dài, vóc dáng to còn gọi là Wooly Husky, là dòng Husky có máu Alaska trước đó (Husky và Alaska có thể lai với nhau).
Thế là bạn yên tâm chọn mua Husky hoặc Alaska về bầu bạn rồi nhé. Bạn có thể truy cập vào đây để tậu một em Alaska thật dễ thương nè http://www.chotot.vn/tp_hồ_chí_minh/chó_alaska--cần_bán

Sunday, October 13, 2013

Những điều cần biết khi nuôi chó Phú Quốc

 Chó Phú Quốc có đặc điểm là nó rất dễ thích nghi, nuôi theo kiểu “nhà giàu” cũng được mà kiểu “nhà nghèo” cũng chấp nhận luôn. Vì vậy tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có chế độ chăm sóc chúng sao cho tốt nhất có thể
Mỗi người có phương pháp riêng, tuy nhiên đa số là áp dụng các điểm sau:
1. Chích ngừa đầy đủ (thường 1-1.5 tháng chích 1 mũi ngừa care – loại 5 bệnh, 1 tháng sau kể từ mũi thứ nhất chích thêm 1 mũi ngừa care loại 7 bệnh), hàng năm chích nhắc 1 lần. Bên cạnh đó cũng nên chích ngừa dại hàng năm. Có 2 quan điểm: sổ lãi trước khi chích ngừa và chích ngừa trước khi sổ lãi, cái này không thuộc chuyên môn của anh nên cũng không rõ cách nào là tốt nhất. Ngoài ra định kỳ sổ lãi cho chúng, cái này tùy từng người 6 hoặc 9 tháng hoặc 1 năm.
2. Nếu có điều kiện thì nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho chúng, tuy nhiên cũng ở mức vừa phải không nên quá mức dẫn đến mập mạp/béo phì mất cân đối, cần giữ ở mức vừa phải để đảm bảo vóc dáng, chó khỏe mạnh và linh hoạt. Có thể kết hợp giữa cơm và cám viên/thức ăn khô ở các buổi ăn khác nhau.
Bạn có thể tìm mua chó Phú Quốc tại đây nhé:
http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó_phú_quốc--cần_bán

Những điều cần biết khi nuôi chó Phú quốc
3. Đối với chó nhỏ cần chú ý bổ sung đủ lượng calci và khoáng chất để việc lên tai tốt, đồng thời đảm bảo cho chúng khung xương được phát triển tốt nhất có thể. Việc bổ sung có thể qua thức ăn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Pet cal, Pet tab…hoặc những loại tương tự khác.

4. Đảm bảo cho chó có đủ ánh nắng và vận động. Điều quan trọng nữa là cần có sự quan tâm và chăm sóc của chủ đối với con chó.

Cách nuôi chó con và chó trưởng thành

Nuôi chó và dạy chó , đấy là cả một nghệ thuật . Với những ai sắp sửa nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những ngưòi đi trứơc để có thể nuôi được con chó như ý.

1) Nuôi chó con.

Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý , chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên , như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc .

Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày , thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn luc đó , sẽ không hợp lý về thời gian vì).

Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5, 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .
Thức ăn cho chó bao gồm : bột gạo , bột ngô , thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc ( Trâu , bò , ngựa , hạn chế thịt lợn vì khó tiêu ) . Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt . Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể.

Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ . Nếu chó ăn xong mà còn thừa thúc ăn , đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp ( Một số người nuôi chó có thói quen hay để thừa thúc ăn để khi nào đói chó tự ăn , như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu chó sẽ bị đi ỉa rất dễ chết) . Đến bữa ăn khi nghe thấy bước chân của chủ chó đã rít lên ầm ầm vì bị mùi thức ăn kích thích . Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả . Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc du chúng ta ít chải lông . Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.

Sau 5 tháng có thể bổ xung hàng tuần một ít thị bò , ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này ( Đối với chó to , canh gác và làm nghiệp vụ ) . Đừng sợ chó bị đi ỉa khi ăn thịt sống , vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng , sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người.

Bạn có thể chọn mua cho mình một chú chó cưng tại đây nhé:

http://www.chotot.vn/toàn_quốc/chó–cần_bán



2) Nuôi chó trưởng thành

Từ 6 tháng đến 1năm tuổi chúng ta cho chó ăn 2 bữa một ngày là đủ . Vào thời kỳ này chó đã bắt đầu luyện tập thể lực nên đòi hỏi lượng chất tăng nên ( Định lượng không tăng , nếu không chó sẽ bị béo và lười vận động sinh ra ủ dũ , đừng vì thương chó mà cho ăn nhồi nhét vô cùng tai hại . ) Ở nước ngoài có bán sẫn thịt hộp cho chó khoảng 1kg đến 1,2kg với giá phải chăng . Ở Vn Tùy thuộc vào kinh tế của chủ nuôi mà cung cấp ; Bạc nhạc , phổi , lòng và các đồ rẻ tiên ở lò mổ nếu không được tươi thì phải nấu chín vì trong đó có nhiều sán . Tẩy giun , sán thường xuyên thì chó mới lớn được, và thức ăn sẽ được hấp thụ toàn bộ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập và chạy nhảy hợp lý sẽ cho ta một con chó đẹp về hình thể , thông minh và cường tráng . Sự phát triển của chó mãnh liệt nhất là đến một năm tuổi , mọi hình dáng ,thể chất phụ thuộc vào thời kỳ này rất nhiều . Nhiều con bị hỏng chân sau, phom dáng không đạt là do cáh nuôi dưỡng của chủ chưa đúng chứ nhiều khi không phải do giống .

Chăm sóc hợp lý và khoa học sẽ cho ta một con chó trưởng thành như ý và vô giá .
Chó trửơng thành sau một năm tuổi chỉ cần ăn một bũa một ngày là đủ , nhưng vẫn phải đủ về chất lựong ( Thịt nhiều rau it , va thỉnh thoảng cho gặm ống xương bò hoặc xương đùi bò ) . Chó nuôi vào các mục đích khác nhau , và các giống to , nhỏ thì định lượng và chất lượng cũng khác nhau .

Chó về già thì giảm trọng lượng và chỉ nên duy trì không được để chó béo sẽ sinh nhiều bệnh về chó già .

Tuổi thọ trung bình của chó vào khoảng 12 đến 14 năm

Sưu tầm

Sunday, October 6, 2013

Cách chọn giống gà chọi

+ Chọn giống bố mẹ:
Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê.
Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc.
Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.
Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
Bạn có thể chọn mua nhiều gà tre tại đây nhé:
Image
+ Cách chăm sóc:
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.
Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau:
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn v.v… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn, thịt bò, gân bò v.v…
Lưu ý: – Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
Một số màu lông và chân gà không nên chơi: Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.
Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài.
Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.